GỖ XUÂN MẠNH -che bien go

GỖ XUÂN MẠNH -che bien go

GỖ XUÂN MẠNH -che bien go

Chế biến gỗ xuất khẩu: Khó vì nguồn nguyên liệu

Như Dân trí đã đưa tin, nằm trong chuỗi sự kiện Carnaval Hạ Long 2014 bao gồm các hoạt động sôi động tại vùng biển Vịnh Hạ Long như: Biểu diễn nghệ thuật, các chương trình giao lưu văn hoá ẩm thực, các chương trình quảng bá văn hoá địa phương… thu hút sự tham dự của hàng triệu lượt người dân bản địa và du khách thập phương trong nước cũng như quốc tế.

Đêm 1/5 vừa qua, sau một thời gian khá dài trưng bày triển lãm 150 bức ảnh cổ về Vịnh Hạ Long do các tác giả người Pháp chụp vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Ban tổ chức đã tiến hành buổi đấu giá các bức ảnh cổ Hạ Long trên nhãn Vang Château Đà Lạt.

Mới đây, TigerTrade - đơn vị chuyên xúc tiến xuất khẩu, kết nối khách hàng Mỹ và quốc tế đến khu vực Đông Nam Á để mua đồ gỗ, hàng trang trí nội ngoại thất, may mặc, da giày và thời trang – cho biết sẽ đưa một đoàn khách gồm 15 khách hàng Mỹ đến giao dịch và mua hàng. Đoàn 15 doanh nghiệp Mỹ tham gia hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, quà tặng và hàng gia dụng Việt Nam 2013 (Lifestyle Vietnam 2013) từ ngày 18 đến 21-4 tại TPHCM.

Một số khách hàng đã giao dịch qua thư điện tử và giới thiệu sản phẩm trước với một số nhà máy. Dự kiến, trị giá các đơn hàng sẽ được ký kết trong chuyến làm việc này khoảng 1 triệu đô la Mỹ.

Theo một đại diện của TigerTrade tại Việt Nam, trong số 15 khách hàng đến Việt Nam lần này, có 80% là khách hàng mới đối với thị trường Việt Nam; 40% là khách hàng lớn, 60% là khách hàng có quy mô vừa và nhỏ. Các khách hàng mua sỉ này hiện có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm khác nhau, trong đó có đồ gỗ.

Đại diện Tiger Trade còn cho biết các doanh nghiệp Mỹ này trước đây chủ yếu nhập khẩu đồ gỗ, hàng trang trí nội thất từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện họ đang muốn đa dạng nguồn nhập khẩu từ các nước ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Trước đó, theo ông Đặng Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa), xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ trong năm 2012 tăng trưởng tốt, vì trong những năm 2009- 2010 người tiêu dùng giảm chi tiêu, và thời điểm năm 2012 là đến chu kỳ họ phải thay đồ nội thất, nên tiêu dùng sản phẩm này tăng trở lại. Ngoài ra, các công ty Mỹ bán hết hàng dự trữ và đang nhập khẩu trở lại để phục vụ tiêu dùng cho năm 2013.

Bà Ngô Thị Hồng Thu, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, nhận xét các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ hiện không thiếu đơn hàng, kể cả đơn hàng từ thị trường Mỹ. Nhu cầu từ thị trường này đã tăng trưởng mạnh từ năm qua và tiếp tục giữ xu hướng tăng trong năm nay. Bà Thu cho biết đơn hàng nhiều nhưng doanh nghiệp không thể “hấp thu” hết, vì năng lực tài chính có hạn. Mặc dù lãi suất đã giảm so với trước nhưng khả năng vay được vốn của doanh nghiệp đã giảm so với trước đây.

“Trải qua một giai đoạn khó khăn, khả năng vay vốn của doanh nghiệp cũng không còn được như trước”, bà nói.

Bà Thu kể, để có hàng hóa giao cho khách hàng, công ty đi đặt một số doanh nghiệp gỗ ở Bình Định. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này cũng rơi vào tình cảnh “chạy cơm từng bữa”, thiếu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không đảm bảo giao hàng đúng hẹn.

“Vừa rồi chúng tôi buộc phải “chia tay” 30% khách hàng cũ vì họ không chấp nhận việc giao hàng trễ”, bà nói.

Chia sẻ với ý kiến trên, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Công ty Nguyễn Thanh Furniture, cũng đánh giá nhu cầu dồi dào nhưng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước, lại đang "hụt hơi" nên cũng khó tận dụng được cơ hội lớn này.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ bắt đầu tăng mạnh từ năm ngoái (đạt 1,78 tỉ đô la Mỹ, tăng 24%), trong khi mức tăng trưởng trong năm 2011 chỉ đạt 3%.

Trong ba tháng đầu năm 2013, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt trên 394 triệu đô la Mỹ, tăng 8,4%, chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Chia sẻ:
Tin liên quan